Nội dung bài viết
Bệnh mỡ máu cao ( rối loạn mỡ máu) thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh mỡ máu cao là gì? Triệu chứng của bệnh như nào? Phương pháp điều trị ra sao. Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.
1.MỠ MÁU LÀ BỆNH GÌ?
Mỡ máu cao (hay gọi còn là rối loạn lipid máu) là tình trạng tăng, giảm thất thường của các chỉ số mỡ máu.
Bệnh mỡ máu được phản ánh thông quả chỉ số xét nghiệm của 4 chỉ số
- Cholestertol toàn phần
- HDL Cholesterol
- LDL Cholesterol
- Tryglyceride
2. NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MỠ MÁU CAO
Bệnh mỡ máu cao thường không có những biểu hiện cụ thể. Khi người bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng có thể sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những dấu hiệu sau có thể cảnh báo bạn đang gặp mắc căn bệnh này:
2.1 Tê bì tay chân và lạnh
Nguyên nhân của hiện tượng này là do thành mạch máu bị tắc nghẽn. Máu không lưu thông đến các ngón chân , ngon tay khiến tay, chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy. Ngoài ra, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.
2.2 Huyết áp không ổn định
Một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh mỡ máu là người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định. Vì vậy nếu huyết áp thường xuyên không ổn định thì chúng ta cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám và tìm phương án điều trị (nếu có)
2.3 Đau tức ngực
Có những người bệnh khỏe mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là rối loạn mỡ máu. Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.
Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải gặp bác sĩ ngay.
2.4. Đau đầu chóng mặt
Người bị mỡ máu cao thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do mỡ dư thừa tích tụ trong lòng mạch, tạo thành các mảng bám, cản trở quá trình lưu thông máu tới não.
Giai đoạn đầu, triệu chứng này không xuất hiện thường xuyên hoặc nếu có thì cũng ở mức độ nhẹ, không rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh thường nhầm tới các bệnh lý khác như: rối loạn tiền đình, thiếu máu não…
Nếu bạn đang gặp hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh lý mỡ máu, vui lòng để lại thông tin, dược sĩ sẽ liên hệ cho bạn thăm khám online MIỄN PHÍ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn.
3. NGUYÊN NHÂN MỠ MÁU CAO
3.1. Chế độ ăn uống có nhiều chất béo
Chế độ ăn uống hàng ngày thu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không sử dụng hết là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như:
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Thịt bò, thịt lớn, thịt bê, trứng, sữa,…
– Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa, ca cao,…
3.2. Do cơ thể béo phì
Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ lớn do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao trong khi hàm lượng cholesterol trong máu thấp. Hơn nữa mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng và các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.
3.3. Do lười vận động
Lười vận động là thói quen xấu ở rất nhiều giới trẻ hiện nay, cũng là lý do khiến bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Ít vận động làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
3.4. Vấn đề giới tính và tuổi tác
Ở độ tuổi trước mãn kinh, từ 15 – 45 tuổi thì nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau thời kỳ này, do hormone Estrogen suy giảm nên quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề, cholesterol xấu và triglycerid trong máu của nữ giới tăng cao, nguy cơ máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.
3.5. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu đã chứng minh, những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị máu nhiễm mỡ thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
3.6. Do bệnh lý khác
Người mắc bệnh lý rối loạn hoạt động tuyến giáp, tiểu đường,… cũng có nguy cơ mỡ trong máu tăng cao hơn người bình thường.
4. Cách phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, quan niệm này cũng đặc biệt đúng với bệnh máu nhiễm mỡ. Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm ở giai đoạn đầu, chỉ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh đã có thể cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn, hơn nữa biến chứng nguy hiểm cũng luôn đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả:
– Kiểm soát cân nặng ở mức vừa đủ.
– Ăn vừa đủ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt bò, thịt bê, thịt lợn,..
– Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
– Cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày, các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ, không nên ăn quá nhiều chất đạm và chất béo.
– Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây tươi, rau xanh tốt cho sức khỏe và cân bằng chất béo trong máu.
Hiện nay, tình trạng rối loạn mỡ máu ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, mọi người cần chú ý đi kiểm tra sàng lọc định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề liên quan tới bệnh lý về tim mạch, đột quỵ…
Nếu bạn đang cần tư vấn về bệnh lý, chế độ sinh hoạt và cách phòng ngừa bệnh lý mỡ máu, hãy để lại thông tin, dược sĩ chuyên khoa sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn hoặc liên hệ hotline 089 6611 000
Tham khảo:
- Hamomax – Lựa chọn hàng đầu cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ
- Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?